Quản lý đào tạo Hotline: 02973.814.946

Gợi ý đáp án câu hỏi tìm hiểu pháp lệnh ma túy mại dâm

(05/06/2012)

GỢI Ý TRẢ LỜI BỘ CÂU HỎI

Tìm hiểu pháp luật về phòng chống ma tuý, mại dâm       

                                                                              

Câu 1Ma tuý là gì?

Ma túy là những chất thu hoạch từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp có tác dụng gây nghiện nghiêm trọng, tạo sự lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý đối với người sử dụng và đưa đến lạm dụng ma túy, trở thành người nghiện.

Câu 2: Việc cai nghiện cho người nghiện ma tuý gồm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

Việc cai nghiện cho người nghiện ma tuý đuợc tiến hành qua 5 giai đoạn: Tiếp nhân phân loại; điều trị cắt cơn, giải độc; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện; quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng

Câu 3: Cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy gồm những cơ quan nào?

 Cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy gồm: Lực lượng công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, lực lượng cảnh sát biển và cơ quan hải quan

Câu 4: Có bao nhiều biện pháp và hình thức cai nghiện ma tuý? Đó là những hình thức và biên pháp nào?

1.Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:

a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.

2. Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:

a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;

b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.”

Câu 5: Những quy định người học có liên quan đến tệ nạn ma được xử lý như thế nào

Điều 4, Chương 2:

1. Nếu là người đang làm thủ tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

2. Nếu là học sinh, sinh viên, học viên đang học trong các cơ sở giáo dục thì kỷ luật buộc thôi học, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 6 : Xử lý người học nghiện ma túy như thế nào ?

Điều 5, Chương 2:

1. Nếu là người đang làm thủ tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện.

2. Nếu là học sinh, sinh viên, học viên đang học trong các cơ sở giáo dục thì:

a) Kỷ luật đình chỉ học tập một năm trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện đối với trường hợp không tự giác khai báo;

b) Cho nghỉ học một năm trả về gia đình để phối hợp tổ chức cai nghiện đối với trường hợp tự giác khai báo.

Câu 7 : Người học mới sử dụng ma túy mà chưa nghiện xử lý như thế nào?

Điều 6, Chương 2:

1. Nếu tự giác khai báo thì không kỷ luật mà nhà trường tổ chức giáo dục;

2. Nếu bị phát hiện sử dụng ma túy sẽ bị kỷ luật cảnh cáo và nhà trường tổ chức giáo dục;

3. Trường hợp tái sử dụng ma túy:

a) Lần thứ nhất: Đình chỉ học tập một năm;

b) Lần thứ hai: Buộc thôi học.

Câu 8 : Hoc sinh, sinh viên nghiện ma túy tự giác khai báo thì sẽ xử lý như thế nào?

Điều 8:

1. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Quy định này thì thủ tục xử lý thực hiện như sau:

a) Người học nghiện ma túy làm bản tường trình về tình trạng nghiện của mình và đơn xin nghỉ học để cai nghiện; lớp học tổ chức góp ý kiến cho người học nghiện ma túy với sự chủ trì của giáo viên chủ nhiệm;

b) Hiệu trưởng ra quyết định cho nghỉ học một năm và giao người học nghiện ma túy cho gia đình để cai nghiện.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này thì thủ tục xử lý thực hiện như sau:

a) Người học viết bản tường trình về việc sử dụng ma túy của mình, bản cam đoan không tái sử dụng ma túy có xác nhận của gia đình;

b) Lớp học tổ chức góp ý kiến với sự chủ trì của giáo viên chủ nhiệm;

c) Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với chi đoàn học sinh, sinh viên (đối với học sinh, sinh viên, học viên đại học, dự bị đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp) hoặc ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (đối với học sinh phổ thông) phân công người giúp đỡ người vi phạm;

d) Nhà trường phối hợp tổ chức kiểm tra sức khỏe của người học khi có dấu hiệu sử dụng ma túy. Nếu phát hiện thấy tái sử dụng ma túy thì xử lý như quy định tại khoản 3 Điều 6.

Câu 9: Pháp lệnh về phòng chống mại dâm gồm bao nhiêu chương và mấy điều?

Pháp lệnh về phòng chống mại dâm gồm 6 chương và 41 điều

Câu 10:Nhà trường và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm gì trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng chống mại dâm?

Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp với từng loại hình trường học, trình độ, lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên, học viên và phong tục, tập quán của các dân tộc;

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, học viên; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên, học viên tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm.

Câu 11:Gia đình có trách nhiệm gì trong phòng chống mại dâm?

Gia đình có trách nhiệm giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá; phối hợp với cơ quan, tổ chức và Uỷ ban nhân dân địa phương trong việc giáo dục, quản lý thành viên của gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng.

Câu 12: Là Học sinh sinh viên đang học tập tại trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang, bản thân em cần phải làm gì hoặc có những sáng kiến nào để góp phần tuyên truyền pháp lệnh về phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng một học đường không tệ nạn?

( Là câu hòi dùng để xếp hạng và trao giải)

Tin bài liên quan
(_page 14 _in 17)    << < 13 14 15 16 >
+ Xem tất cả
Học Cao đẳng theo Chương trình 9+
Khai Giảng Năm Học 2022-2023
Người phát ngôn
ThS. Hồ Thu Hằng
Phó Hiệu Trưởng
0917488484
hthang@caodangnghekg.edu.vn