Quản lý đào tạo Hotline: 02973.814.946

Năm 2011, Tuyển sinh 420.000 chỉ tiêu CĐN, TCN (Theo Tổng Cục Dạy Nghề)

(09/05/2011)

        Ngày 21-4, tại 4 điểm cầu truyền hình: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, Tổng Cục dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tuyển sinh đào tạo nghề năm 2011 và thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011).

Điện công nghiệp – nghề “hot” hiện nay

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Vụ trưởng vụ Đào tạo (TCDN), về công tác tuyển sinh cao đẳng nghề (CĐN) năm 2010, có 171 trường CĐN, cao đẳng, đại học thực hiện tuyển sinh trình độ CĐN (tăng 46% so với năm 2009). Tổng số tuyển sinh cao đẳng nghề đạt 96.570 người (tăng 6% so với năm 2009), đạt 107,3% so với kế hoạchNghề đào tạo: Nghề có số lượng trường đào tạo nhiều nhất là Điện công nghiệp (135 trường); Hàn (118 trường); Công nghệ ô tô (88 trường); Điện tử công nghiệp (69 trường); Cắt gọt kim loại (81 trường)...; Nghề có số lượng trường đào tạo ít nhất những trường thuộc tổng công ty, những trường dạy các nghề mang tính đặc thù của ngành mình như: Thông tin tín hiệu đường sắt, công nghệ sản xuất bột giấy và giấy. Nghề được tuyển sinh nhiều nhất là: Điện công nghiệp là 9.858 người (chiếm 10,2% tổng chỉ tiêu); Công nghệ ô tô là 5.828 người; Hàn là 5.708 người; Cắt gọt kim loại là 2.998 người; Điện tử công nghiệp là 4.190 người. Hình thức tuyển sinh: Các trường thực hiện tuyển sinh theo 3 hình thức là thi tuyển, xét tuyển: 170 trường; Kết hợp thi tuyển với xét tuyển: 1 trường.Tiêu chí xét tuyển của các trường cao đẳng nghề: Điểm thi đại học năm 2010; Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2010; Học bạ trung học phổ thông năm 2010.

Theo đánh giá của TCDN, quy mô tuyển sinh học nghề ngày càng tăng, chất lượng đào tạo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp TCN, CĐN có việc làm ngày sau khi ra trường đạt trên 75%, trong đó sinh viên CĐN có việc làm ngay sau khi ra trường đạt trên 80% có một số nghề sinh viên ra trường đạt trên 90%; doanh nghiệp trong và nước ngoài đánh giá tích cực về kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp của sinh viên tốt nghệp CĐN. Tuy nhiên, tâm lý trọng bằng cấp của người dân, xã hội vẫn còn khá phổ biến, trong khi đócông tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề; mặt khác các trường đại học, cao đẳng được mở ra quá nhiều, điểm chuẩn hạ thấp, chỉ tiêu tuyển ngày càng tăng đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, cao đẳng, do đó tuyển sinh học nghề bị hạn chế.Việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đã tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường, nhưng qua phân tích số liệu tuyển sinh đã bắt đầu cho thấy đa số các trường tập trung tuyển sinh những nghề phổ biến, có nhu cầu cao trên thị trường lao động. Một số nghề sản xuất kinh doanh đặc thù với điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại rất khó tuyển sinh trong khi thị trường lao động có nhu cầu. Nguyên nhân là chưa có chính sách của ưu tiên đủ mạnh cho việc dạy và học các nghề này. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến công tác tuyển sinh nghề gặp nhiều khó khăn.

Các trường nghề cũng phải tiếp thị tuyển sinh !

Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Đức Vinh, từ khi có Quy định về đào tạo liên thông giữa hệ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng lên hệ Cao đẳng và Đại học, việc tuyển sinh của các trường nghề thuận lợi hơn rất nhiều. Năm 2011, có khoảng 70% học sinh trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội có nhu cầu học liên thông lên trình độ cao hơn.Tuy nhiên, ông Phạm Đức Vinh cũng cho rằng, các trường muốn tuyển sinh hiệu quả cần chủ động tìm đến học viên và đưa ra các kế hoạch cụ thể. Ông Vinh chia sẻ, năm 2010, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã tuyển được hơn 2.000 học sinh, vượt chỉ tiêu 30% so với năm 2009. Trường đã chủ động tham dự các ngày hội việc làm; tăng cường tuyển sinh trên internet gửi thông báo tuyển sinh đến hơn 500 xã, phường và các trường THPT trên địa bàn Hà Nội; giảm học phí cho học sinh học các ngành nhu cầu xã hội lớn; phối hợp với các trường THPT giới thiệu về các ngành nghề đào tạo trong các giờ ngoại khóa…Xây dựng mô hình “liên kết đào tạo giữa Nhà trường – Doanh nghiệp và Địa phương”
 
Còn theo ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, các trường nghề ngoài việc cải tiến tuyển sinh, cần nâng tính cạnh tranh bằng chính chất lượng đào tạo. Đã đến lúc các trường nghề cần chủ động “mở cửa tiếp thị” và chú trọng đến chất lượng để thu hút học viên. Ông Hiệp cho biết, Sở LĐTBXH. TP Hồ Chí Minh đã tập trung một nhóm các trường cùng ngành nghề đào tạo để đến các trường THPT giới thiệu tuyển sinh, trình diễn nghề ngay tại trường để hướng nghiệp cho học sinh THPT. Một số trường nghề cũng đã đưa kết quả học tập của sinh viên năm cuối lên trang web để các doanh nghiệp vào lựa chọn và tuyển dụng.
 
     Để hoàn thành tốt công tác tuyển sinh đào tạo nghề năm 2011, hội nghị nhấn mạnh các giải pháp: Đào tạo CĐN, TCN để hình thành đội ngũ lao động có trình độ phục vụ cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT), định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm làm tốt việc phân luồng học sinh học nghề sau THCS. Các trường TCN, nhất là các trường thuộc địa phương, vùng sâu, vùng xa tăng cường tuyển học sinh tốt nghiệp THCS, học sinh chưa tốt nghiệp THPT vào học. Các trường được nâng cấp lên CĐN cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên để bảo đảm số lượng và chất lượng đào tạo CĐN nhưng không giảm chỉ tiêu TCN. Toàn ngành tiếp tục triển khai mạnh mẽ một số chính sách của Nhà nước để góp phần nâng cao số lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo đối với trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng.
Năm 2011, nhiệm vụ tuyển sinh toàn ngành dạy nghề là 1.860.000 người (tăng 6,4% so với kế hoạch năm 2010), trong đó: Số lượng tuyển sinh trình độ CĐN, TCN: 420.000 ngườităng 17% so với năm 2010 (thí điểm tổ chức đào tạo nghề chất lượng cao cho 500 sinh viên cao đẳng nghề theo chương trình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới); Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng là 1.440.000 người(tăng 4% so với năm 2010), trong đó hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg.

Theo Tổng Cục Dạy Nghề

Tin bài liên quan
(_page 34 _in 35)    << < 33 34 35
+ Xem tất cả
Học Cao đẳng theo Chương trình 9+
Khai Giảng Năm Học 2022-2023
Người phát ngôn
ThS. Hồ Thu Hằng
Phó Hiệu Trưởng
0917488484
hthang@caodangnghekg.edu.vn